Kiến thức sử dụng phân bón

GIẢI PHÁP PHỤC HỒI VƯỜN CÂY ĂN QUẢ SAU HẠN, MẶN

          Sau hạn, mặn cần kiểm tra tình trạng, đánh giá thiệt hại trên vườn cây ăn quả.  Tùy theo mức độ ảnh hưởng của hạn, mặn và mức độ thiệt hại của cây ăn quả trên vườn mà có giải pháp chăm sóc phù hợp, giúp cây sớm phục hồi.

Tùy theo giống cây ăn quả mà khả năng chống chịu mặn của cây sẽ khác nhau. Để tránh thiệt hại cho cây ăn quả khi tưới nguồn nước bị nhiễm mặn, chúng ta cần biết khả năng chịu mặn của chủng loại cây trồng trên vườn của mình để làm cơ sở nên hoặc không nên lấy nguồn nước tưới cho cây.

Bảng tạm phân nhóm khả năng chịu mặn của một số giống cây ăn quả như sau: (Nguồn: Sở NN&PTNT Tiền Giang)

- Nhóm cây mẫn cảm với mặn (chịu nồng độ mặn 0,5 ‰ -<1‰): bơ, chuối, khế, nhãn, đu đủ, chanh dây, sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt.

- Nhóm cây chịu mặn trung bình (chống chịu được nồng độ mặn 1‰-2‰): sơri, cacao, cây có múi, ổi, khóm, vú sữa.

- Nhóm cây chống chịu khá với mặn (chống chịu được nồng độ mặn 3‰-4‰): mít, xoài, mãng cầu xiêm, na.

- Nhóm cây chống chịu tốt với mặn (chống chịu được nồng độ mặn 5‰-6‰): dừa, sapo, me, nho (tùy theo giống).

Sau hạn, mặn cần kiểm tra tình trạng, đánh giá thiệt hại trên vườn cây ăn quả, từ đó đề ra kế hoạch phục hồi vườn cây. Nếu vườn có nhiều cây chết hoặc tỷ lệ cao cây bị thiệt hại nặng thì nên phá bỏ, trồng lại hay chuyển sang cây trồng khác.

Nếu hạn, mặn chỉ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của một số cây/ vườn và việc duy trì vườn cây vẫn còn hiệu quả thì tiến hành trồng dặm, hoặc chăm sóc để phục hồi vườn cây càng nhanh càng tốt. Việc đánh giá thiệt hại của từng cây/ vườn rất quan trọng để lựa chọn giải pháp chăm sóc phù hợp. Có thể chia hai mức:

+ Tán cây thiệt hại nhiều, cần chăm sóc như giai đoạn kiến thiết cơ bản nhằm phục hồi tán cây, không để ra quả.

+ Tán cây thiệt hại không nhiều, chăm sóc cây như giai đoạn mang quả để cây có thể ra hoa, đậu quả.

Tùy theo mức độ ảnh hưởng của hạn, mặn và mức độ thiệt hại của cây ăn quả trên vườn mà có giải pháp chăm sóc phù hợp, giúp cây sớm phục hồi:

- Cắt tỉa cành khô héo, cành chết do ảnh hưởng mặn, cành ốm yếu, cành sâu bệnh.

- Cần tỉa bỏ bớt hoặc toàn bộ số quả trên cây tùy theo mức độ lá bị rụng ít hay nhiều do ảnh hưởng mặn.

- Sử dụng nguồn nước ngọt để tưới nhằm rửa trôi lượng muối đã tích tụ trong đất, giúp bộ rễ cây sớm phục hồi.

- Do mặn làm bộ rễ cây bị hư hại nặng nên cần sử dụng các chế phẩm sinh học tưới, kích thích cây ra rễ non, đồng thời sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ sinh học phun lên tán cây để hỗ trợ kịp thời nguồn dinh dưỡng cho bộ lá non phát triển.

Khi bộ rễ mới cơ bản được ổn định thì sử dụng phân hữu cơ sinh học Nasamix (có bổ sung Canxi và axit humic). Việc bổ sung Canxi vào môi trường đất nhiễm mặn giúp giảm đáng kể việc hấp thu ion Na+, duy trì nồng độ K+ của rễ. Axít humic giúp kích thích sự phát triển của hệ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng, phát triển mạnh hơn, tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, mặn, chua phèn.

Bón Phân NPK 20-20-15+TE Năm Sao có hàm lượng kali 15%, có bổ sung vi lượng giúp cây sớm hồi phục hơn. Khi đất bị xâm nhiễm mặn, nước biển sẽ mang theo một lượng muối Na+ rất lớn. Hàm lượng cation trong đất mặn thường theo thứ tự Na+>Ca2+>Mg2+>K+. Do vậy trên bề mặt keo đất của đất nhiễm mặn, Na+ luôn luôn chiếm ưu thế trong phức hệ hấp thụ, dễ dàng đẩy K+khỏi phức hệ hấp thụ, làm K+ dễ bị rửa trôi nên đất mặn thường nghèo kali, việc bón NPK 20-20-15+TE Năm Sao giúp cây trồng tăng cường hấp thu lựa chọn các ion có lợi. Tăng hấp thu K+ làm giảm tỉ lệ Na+/K+, giúp tăng khả năng chống chịu mặn.

            - Không nên xử lý ra hoa đối với các cây vừa mới phục hồi (bộ lá mới hình thành nhưng chưa phát triển đầy đủ), chỉ xử lý ra hoa đối với những cây khỏe (bộ tán lá xanh tốt)- không nên xử lý cho cây ra quá nhiều hoa sẽ dẫn đến tỷ lệ rụng hoa, rụng quả non cao vì cây vừa trải qua giai đoạn ảnh hưởng mặn, bộ rễ còn yếu, khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng chưa mạnh để nuôi nhiều hoa, quả.

           - Việc sử dụng hóa chất cần thận trọng, nhất là tưới gốc vì hệ thống rễ còn yếu do vừa trải qua giai đoạn hạn, mặn.

            - Phun/ tưới các chế phẩm có nguồn gốc hữu cơ, nhất là các chế phẩm chứa các acid amin như proline, alanine, leucine để tăng tính chống chịu, cải thiện chất lượng của trái cây.

            Liên hệ mua hàng: PKD 02723 633 555 – 02723 634 222

           Thông tin sản phẩm: phanbonnamsao.vn

 

Thông tin liên hệ
PHÂN BÓN NĂM SAO

- Địa chỉ : Cụm Công Nghiệp Long Định  - xã Long Định - Huyện Cần Đước - Tỉnh Long An

- Điện thoại: (0272) 3634 222 - 633 555 | Fax: (0272) 3633 459

- Số ĐKKD: 1101999301 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cấp ngày 09 tháng 12 năm 2021

- Người đại diện: Ông Trần Bá Mai Anh Vũ

banner bottom