KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC
1.
Chuẩn
bị đất:
Đất trồng cần được làm tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt,
tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển
cho năng suất cao, quả ngon. Bón lót trước khi trồng 3 - 4 tuần.
2.
Kỹ
thuật trồng
Cây
con thường được trồng vào đầu mùa mưa.
2.1.
Khoảng cách trồng
- Trường hợp trồng xen (lấy ngắn nuôi dài): khoảng cách
trồng cây ổi xen trong vườn cây có múi, măng cụt, chôm chôm, dâu,… để tăng thu
nhập tùy thuộc vào khoảng cách cây trồng chính. Khi cây trồng chính lớn thì tỉa
và đốn bỏ ổi dần.
- Trồng chuyên canh ổi: Những năm đầu ổi mọc chậm, tán nhỏ,
có thể trồng dầy với khoảng cách 2m x 2m để tăng thu nhập. Khi giao tán sẽ tỉa
bỏ bớt để giữ khoảng cách 4m x 4m. Mật độ trồng nếu không tỉa được khuyến cáo
là 3m x 3m (tùy vào từng vùng địa phương).
2.2.
Cách trồng
Chuẩn bị mô, hố: Mặt líp thấp có thể
vun mô cao 20
-
30cm, rộng
mô 40
-
60cm. Vùng
đất cao có thể đào hố 50x50x50 cm.
Bón lót: Mỗi hố trồng 20
-
40 kg phân
chuồng hoai mục + 0,5kg supper lân + 2 kg phân hữu cơ vi sinh
Nasa Smart (hữu cơ sinh học NasaMix)
Khi trồng dùng dao cắt đáy bầu, đặt
cây xuống giữa mô và mặt bầu bằng với mặt mô, sau đó rạch theo chiều dọc của bầu
để kéo bao nilon lên và lắp đất lại nén đất xung quanh, cắm cọc giữ chặt cây
con. Sau đó dùng rơm hay cỏ khô đậy kín mô. Tưới nước giữ ẩm cho cây mỗi ngày một
lần và che mát cho cây nếu nắng khô và cây còn yếu.
3. Chăm sóc
* Phân Bón
- Năm thứ 1 - 2:
Cây trồng được 15 – 30 ngày bắt đầu bón. Lượng phân bón trong năm đầu khoảng
10 – 20 kg phân chuồng hoai; 100 – 200 gam NPK 16 : 16 : 8
+ TE
;
100-200
gam
Urea FiveStar
, có thể hoà phân để tưới 4 – 6 lần /năm.
- Năm thứ 3 trở đi:
Cây
bắt đầu cho trái ổn định, có thể chia ra các lần bón như sau:
* Khi xử lý ra hoa: Bón cho 1 gốc 200 –
300 gam NPK 16:16:8
+TE
và 100 gam Urea
Fivestar
; 100 gam
17-17-17+ TE
; Phân
chuồng hoai mục 10 – 20kg, bón rải xung quanh tán lá hoặc cách gốc 30-50 cm rồi
lấp đất.
* Bón nuôi quả: khoảng 1 – 1,5 tháng sau
lần bón đầu tiên, tiến hành bón định kỳ 15 – 20 ngày/ lần để nuôi trái. Ngưng
bón phân khi ngưng cắt đọt. Mỗi lần bón từ 100 – 200 gam phân
Năm Sao Nuôi Trái
cho
1 gốc.
-
Trong thời gian bấm ngọn có thể phun thêm phân bón lá để nuôi trái, không phun
khi đang thu hoạch.
-
Các năm tiếp có thể tăng dần lượng phân bón hàng năm tuỳ theo tình hình sinh
trưởng và năng suất.
* Tưới nước
Cây con mới trồng cần tưới nước thường
xuyên mỗi ngày để rễ mọc nhanh, nhất là vào mùa nắng. Tưới nước vào lúc cây cho
trái giúp tăng năng suất và kích thước trái.
Lượng
nước
tưới
và thời gian tưới thay đổi tùy theo tuổi cây và mùa
trong năm.
* Tỉa cành, tạo tán
Mức độ tỉa cành tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng,
tuổi cây và mùa vụ để quyết định đốn đau hay cắt nhẹ, cụ thể như sau:
+ Cây khoảng 4 - 6 tháng tuổi cắt bớt đọt những cành
mọc xà chừa 3
-
4 cặp lá hay chừa một cặp phía trên hoa và uốn
ngọn những cành mọc vượt xuống thấp (tạo dạng tán hình cầu hay hình nấm để cây
nhận được nhiều ánh sáng). Khoảng tháng 08 đến 12 có thể thu lứa quả đầu tiên.
+ Sau khi thu hoạch quả, tiến hành cắt tỉa cành sâu
bệnh, cành khô, cành tăm hay cành gầy yếu và cắt ngọn ở độ cao 1m nhằm giúp cây
phát triển cành mới khỏe (cành mập), cây thấp và thông thoáng nhất là khi cây
đã giao tán.
+ Cần khống chế chiều cao cây ổi để dễ chăm sóc và
thu hoạch quả, nhất là các vườn trồng ổi chuyên canh. Chiều cao cây 3 - 4 năm
tuổi nên khoảng 1,5m; 5 - 6 năm tuổi cao 1,6 - 1,7m và 7 – 8 năm tuổi cao 2m.
* Xử
lý ra hoa
Cây ổi có thể ra hoa và cho quả quanh năm, tuy
nhiên cần xử lý ra hoa để tạo ra sản lượng tập trung nhằm tránh sâu bệnh phá
hại và có giá cao vào một thời điểm nhất định. Việc xử lý để ổi cho quả vào mùa
nắng sẽ tốt hơn vì quả ít bị ruồi đục quả phá hại, có phẩm chất cao hơn.
Phương pháp bấm đọt xử lý ra hoa ổi:
+ Cành ổi chưa ra hoa: dùng kéo bấm bỏ đọt chừa
lại 3 cặp lá kép.
+ Cành ổi ra 1 cặp nụ hoa và cây có nhiều cành
mang quả: bấm bỏ đọt nhưng chừa phía trên cặp hoa đó một cặp lá để có thể ra
thêm một cặp nụ mới.
+ Cành ổi có đủ 2 cặp nụ và nhiều cành không cho
quả thì cắt đọt trên cặp nụ 2, không chừa cặp lá nào nữa để cành ổi có thể tập
trung dinh dưỡng nuôi quả.
+ Việc bấm đọt được tiến hành thường xuyên 1-2
tuần/lần.
4. PHÒNG CHỐNG SÂU BỆNH HẠI
CHÍNH
Ưu tiên áp dụng Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
để phòng chống sâu bệnh hại trên cây ổi:
- Sau thu hoạch, xới xáo xung quanh gốc để diệt trứng,
nhộng sâu hại.
- Cắt tỉa cành vô hiệu, bị che khuất để dễ kiểm soát
côn trùng.
- Khi sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ nguyên tắc “4
đúng”, ưu tiên thuốc có nguồn gốc sinh học để quản lý sâu bệnh hại.
- Bao trái nhằm tránh sinh vật hại gây hại;
- Bảo vệ các thiên địch và vi sinh vật có ích để phòng
chống sinh vật hại.
- Áp dụng tốt biện pháp sử dụng giống và canh tác đã
nêu ở các phần trên.
5. THU HOẠCH, SƠ CHẾ - BẢO QUẢN
Trồng từ hạt, ổi được thu hoạch
sau khoảng 2-3 năm. Trồng bằng cành chiết chỉ cần khoảng hơn 7 tháng, từ l
úc ổi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 2 đến 2,5 tháng.
Quả chín có màu xanh nhạt, sau
chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn.
Ổi rất mau chín, thu hoạch xong
nên bán nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vài ngày ở nhiệt độ bình thường.
Ở phòng lạnh: độ nhiệt 5 – 15
o
C độ ẩm
không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4 tuần.