Kiến thức sử dụng phân bón

Vai trò các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây lúa

Với mục tiêu hỗ trợ kiến thức cơ bản về nhu cầu dinh dưỡng đối với cây lúa, giúp bà con nâng cao kiến thức sử dụng phân bón đối với cây trồng từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng nông sản đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, cùng bà con nông dân vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Vai trò của phân bón đối với cây trồng 

Ông cha ta thường nói:
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
"Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân"
"Ruộng không phân làm bần nhà nông"


Vai trò của phân bón cho cây trồng.


Thực tế cho thấy:

+ Qua mỗi vụ trồng trọt và thu hoạch, nông sản đã lấy đi mất của đất một khối lượng lớn dinh dưỡng.
+ Vụ mùa càng bội thu, năng suất càng cao thì lượng dinh dưỡng mà đất mất đi càng nhiều


Mục tiêu của việc bón phân cho đất trồng nông nghiệp
+ Bổ sung các chất dinh dưỡng mà cây trồng đã sử dụng để tạo sinh khối và sinh hoa lợi.
+ Bù đắp các chất dinh dưỡng đã bị hao hụt do bốc hơi, xói mòn, rửa trôi.
+ Khắc phục các điều kiện bất lợi hoặc duy trì các điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt.
+ Hiện tượng rửa trôi, xói mòn xảy ra liên tục theo thời gian đã làm cho đất thêm phần suy kiệt.

Bón phân: là rất cần thiết và là nhân tố quan trọng tác động đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.

Thực trạng dinh dưỡng trong đất Việt Nam
Đất Việt Nam phần lớn là chua và nghèo dinh dưỡng, nguyên nhân chính là:
- Do quá trình rửa trôi, xói mòn mạnh
- Do sử dụng giống mới năng suất cao, thâm canh cao, dùng nhiều phân đạm, ít chú ý tới lân và kali.
Hiện tượng này kéo dài đã làm mất cân đối dinh dưỡng trong đất cả về đa, trung và vi lượng.


Hiện trạng đất Việt Nam:
+ 37 % thiếu S,
+ 48 % thiếu Mg,
+ 72 % thiếu Ca,
+ 11% thiếu Zn,
+ 17% thiếu Cu,
+ 11% thiếu Mn,
+ 78 % thiếu B,
+ 48 % thiếu Mo


Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây lúa





VAI TRÒ CỦA ĐẠM (N) ĐỐI VỚI CÂY LÚA
+ Là cơ sở để cấu tạo nên protein, cấu tạo nên tế bào và mô cây.
+ Thúc đẩy quá trình quang hợp, tích lũy chất hữu cơ.
+ Giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ rễ.
+ Thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của thân lá.
+ Bón đủ đạm: thân lá lúa phát triển tốt, lúa đẻ nhánh mạnh, đòng to, bông lớn, năng suất cao




VAI TRÒ CỦA LÂN (P2O5) ĐỐI VỚI CÂY LÚA
+ Là thành phần chính của tế bào, cần thiết để tạo tế bào mới.
+ Lân kích thích bộ rễ phát triển, giúp quá trình đẻ nhánh tập trung, trổ đều và chím sớm, tăng năng suất và phẩm chất lúa.
+ Lân rất quan trọng trong thời kỳ sinh trưởng ban đầu của cây lúa.


VAI TRÒ CỦA KALI (K2O) ĐỐI VỚI CÂY LÚA
+ Tham gia vào quá trình tổng hợp protein, quá trình hình thành đường, tinh bột, xellulo.
+ Giúp cho quá trình quang hợp tốt hơn, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp, thời tiết âm u.
+ Kali giúp cho cây cứng cáp hơn, chịu dựng được trong điều kiện nước sâu, giảm đổ ngã và chống chịu sâu bệnh tốt hơn.


VAI TRÒ CỦA CAN XI (CaO) ĐỐI VỚI CÂY LÚA
+ Là thành phần của màng tế bào dưới dạng canxi pectate cần thiết cho sự phân chia tế bào một cách bình thường.
+ Giúp cho màng tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể.
+ Hoạt hóa nhiều enzym: Phospholipase, arginine, triphosphata.
+ Đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa acid hữu cơ trong cây.



VAI TRÒ CỦA MAGIÊ (MgO) ĐỐI VỚI CÂY LÚA
+ Là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp.
+ Là hoạt chất của hệ enzym gắn liền với sự chuyển hóa hydratcarbon và tổng hợp acid nucleic.
+ Thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây.
+ Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây.


VAI TRÒ CỦA LƯU HUỲNH (S) ĐỐI VỚI CÂY LÚA

+ Là thành phần của các acid amin chứa lưu huỳnh cũng như amino acid.
+ Liên quan đến hoạt động trao đổi chất của vitamin, biotin, thiamin và coenzym A.
+ Giúp cho cấu trúc protein được vững chắc. 


VAI TRÒ CỦA ĐỒNG (Cu) ĐỐI VỚI CÂY LÚA
+ Là thành phần của nhiều enzim-ascorbic, một số loại men acid hữu cơ.
+ Xúc tiến quá trình hình thành vitamin A.
+ Cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng.


VAI TRÒ CỦA SẮT (Fe) ĐỐI VỚI CÂY LÚA
+ Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì chất diệp lục tố trong cây.
+ Là thành phần chủ yếu của nhiều enzim.
+ Đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hóa acid nucleic, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa diệp lục tố.
+ Góp phần hình thành nên một số hệ thống men hô hấp.

VAI TRÒ CỦA KẼM (Zn) ĐỐI VỚI CÂY LÚA
+ Liên quan đến sự tổng hợp sinh học của axit indol acetic.
+ Là thành phần thiết yếu của một số men metallo-enzimes-carbonic, anhydrase, anxohol dehydrogenase.
+ Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein.
+ Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm trong cây.
+ Hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men, tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây.
+ Cần thiết cho việc sản xuất ra chất diệp lục và các Hydratcarbon.



VAI TRÒ CỦA MANGAN (Mn) ĐỐI VỚI CÂY LÚA
+ Xúc tác trong một số phản ứng enzym và sinh lý trong cây, là một thành phần của pyruvate carboxylase.
+ Liên quan đến quá trình hô hấp của cây.
+ Hoạt hóa các enzym liên quan đến sự chuyển hóa N và sự tổng hợp diệp lục tố.
+ Kiểm sóat thế oxy hóa – khử trong tế bào ở các pha sáng và tối.
+ Tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân và Canxi.


VAI TRÒ CỦA BO (B) ĐỐI VỚI CÂY LÚA
+ Anh hưởng đến hoạt động của một số enzym.
+ Có khả năng tạo phức với các hợp chất polyhydroxy khác nhau.
+ Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận chuyển hydrat carbon được dễ dàng.
+ Liên quan đến quá trình tổng hợp liqnin; Thiết yếu đối với sự phân chia tế bào.
+ Anh hưởng với sự lấy đi và sử dụng Ca của cây trồng, giúp điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây.
+ Thiết yếu với sự tổng hợp protein trong cây.
+ Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống.



VAI TRÒ CỦA MOLYPĐEM (Mo) ĐỐI VỚI CÂY LÚA
+ Xúc tiến quá trình cố định đạm và sử dụng đạm của cây.
+ Là thành phần của men khử nitrat vàmen nitrogenase.
+ Cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm.
+ Có vai trị quan trọng trong việc tổng hợp đạm cộng sinh bởi vi khuẩn Rhizobia trong nốt sần cây họ đậu.
+ Cần thiết cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vơ cơ sang hữu cơ trong cây.

Triệu chứng thiếu Molypden
+ Đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, tiếp đó là hoại tử mép lá và lá bị gập nếp lại.
+ Ở xúp lơ (cải bông) các mô lá bị héo, chỉ còn lại gân giữa của lá và một vài miếng phiến lá nhỏ.


VAI TRÒ CỦA CLO (Cl) ĐỐI VỚI CÂY LÚA
+ Là thành phần của axit auxin chloindole-3 acteic mà ở các hạt chưa chín nó chiếm vị trí của axit indole acetic.
+ Thành phần của nhiều hợp chất tìm thấy trong vi khuẩn và nấm.
+ Kích thích sự hoạt động của một số enzym và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa hydrat carbon và khả năng giữ nước của mô thực vật.

Triệu chứng thiếu Clo
+ Héo đỉnh lá non, úa vàng lá.
+ Nếu bị nặng thì chuyển màu đồng thau và chết khô

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ THỰC HIỆN 3 GIẢM


CÁC KỲ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA VÀ THỜI KỲ BÓN PHÂN


Hàm lượng dinh dưỡng trong một số loại phân bón chính
Tên viết tắt Tên gọi Hàm lượng dinh dưỡng(%) Công thức
U Urea
45 – 46 N

CO(NH2)2
AS Đạm Sulfate (Amon sunfate)
33 – 34 N

(NH4)2SO4
AN Đạm hai lá (Amon nitrate) 33 – 34 N
NH4NO3
CN Canxi Nitrate 15 N
Ca(NO3)2
SSP Super lân đơn(Single super Phosphat) 16–22 P2O5
Ca(H2PO4)2.H2O
FMP Lân nung chảy (Fused Ca, Mg) 17–18 P2O5
TSP Phosphate 60–62 P2O5
MOP Super lân kép (Trip super Phosphat) 60–62 K2O
KCl
SOP Kali clorua (Muriate of Potasium) 50 K2O
K2SO4
DAP Kali sulfate (Sunfate of Potasium)
18N + 46 P2O5

(NH4)2HPO4
MAP Diamon phosphate 11 N + 55 P2O5
KN Mono amon phosphate
Kali nitrate (Nitrate of potasium)
13 N + 46 K2O
KNO3
 




Thông tin liên hệ
PHÂN BÓN NĂM SAO

- Địa chỉ : Cụm Công Nghiệp Long Định  - xã Long Định - Huyện Cần Đước - Tỉnh Long An

- Điện thoại: (0272) 3634 222 - 633 555 | Fax: (0272) 3633 459

- Số ĐKKD: 1101999301 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cấp ngày 09 tháng 12 năm 2021

- Người đại diện: Ông Trần Bá Mai Anh Vũ

banner bottom