Kiến thức sử dụng phân bón

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT KHOAI

  1. Giống:
    Các giống được trồng phổ biến hiện nay gốm 07, PO3 và Atlantic. Tuy nhiên giống Atlantic rất mẫn cảm đối với bệnh mốc sương vì vậy trong quá trình trồng và chăm sóc cần hết sức chú ý đến việc phòng trừ bệnh này.
    Nguồn giống có thể do nông dân tự để giống hoặc mua tại các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất kinh daonh giống cây trồng.
    Cần chọn củ giống đồng đều, đường kính 30 – 40mm, mầm dài 1,5 – 2cm, không bị sứt mẻ, dị dạng, không có các biểu hiện nhiễm rệp, sâu bệnh.

  2. Chuẩn bị đất: Chọn đất có cấu tượng nhẹ (đất ba-dan, đất thịt nhẹ pha cát, đất xám nhiều mùn) dọn sạch cỏ, phay tơi xốp, sâu tối thiểu 25 m. Làm luống cao 10cm, rộng 1,3m cả rãnh. Vào mùa khô nên làm luồng chim (thấp hơn rãnh) để giữ nước tốt hơn sau khi trồng. Xẻ rạch trồng cách nhau 50cm và cách đều hai mép luống, rải phân vào rãnh, đảo trộn đều với đất.

  3. Phân bón và cách bón phân:
    • Lượng phân bón: (tính cho 1ha = 10.000 m2)
      • Phân chuồng hoại mục 40m3, hữ cơ vi sinh Nasa Smart 200kg/ha, vôi 1.000kg/ha.
      • Lượng phân hóa học nguyên chất tổng số là: 180kg N – 150kg P2O5 - 250kg K2O.
      • Có thể sử dụng phân đơn chất hoặc phức hợp tuy nhiên cần quy đổi thoe lượng tương đương vừa đủ theo tỷ lệ nguyên chất trên.
    • Cách bón phân:
      • Bón lót: Bón vôi khi làm đất, vãi phay đều; bón vào rãnh toàn bộ phận chuồng, hữu cơ vinh sinh Nasa Smart, 200kg 20-20-15+TE Năm Sao màu tím, đảo trộn đều.
      • Bón thúc:

    Lần 1: 7 – 10 ngày sau khi cây mọc bón 300kg 15-9-17+TE Năm Sao chuyên dùng cho rau củ quả.
    Lần 2: 17 -20 ngày (với Atlantic) hoặc 22 -25 ngày (với PO3, 07, TK96.1) sau mọc bón hết số phân còn lại (500kh 15-9-17+TE), kết hợp làm cỏ, vun gốc cao 7 – 10cm.

  4. Trồng và chăm sóc:
      • Trồng hai hàng so le với khoảng cách 40cm (3.80 – 4.00 củ/ 1.000m2); trồng sâu 5 – 6cm, lấp kín củ bằng đất tơi xốp.
      • Sauk hi trồng tưới đẫm nước, sau đóc cách 2 – 3 ngày tưới một làn để cây mọc nhanh và sinh trưởng tốt. Đảm bảo đủ nước sau mọc và trong thời kỳ tạo củ.
      • Bón thúc và làm củ đúng lúc.

  5. Phòng trừ sâu bệnh chính:
    • Phòng trừ sâu, rầy và ruồi đục lá:
      • Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) như vệ sinh đồng ruộng, hạn chế ký chủ xung quanh ruộng, dùng bẫy vàng, cắt bỏ lá bị nhiễm ruồi nặng, phun thuốc phòng trừ 10 – 15 ngày một làn.
      • Thuốc hóa học: sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau: Abamectin, Chlothianidin, Cyromazine, Matrine, … như Abatimec 5.4EC, Abatin 1.8EC, 5.4EC, Scorpion, Dantotsu 16WSG, Trigard, … Khi ruồi xuất hiện, phun luôn phiên thay đổi thuốc 5 – 7 ngày 1 lần.
      • Phòng trừ bệnh mốc sương và đốm vòng:
      • Sử dụng các loại thuốc hóa học có các hợp chất như Mancozeb, Zineb để phòng bệnh trong giai đoạn sớm trước khi bệnh xuất hiện. Trong giai đoạn sau, khi bệnh xuất hiện nên sử dụng hết hợp các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc và nội hấp như sử dụng Mancozeb kết hợp các thuốc gốc đồng, các thuốc có các hoạt chất Azoxystrobin, Chlorothalonil, propineb, Dimethorph… như Amistar 250SC, Vectra 200EC, Daconil 75WP, Champion 57.6DP, Antracol, Acrobat, …
        Luôn dùng chất dính, phun khi lá khô và phun kín đều thân lá. Sau khi phun thuốc nếu gặp mưa thì nên phun lại ngay khi trời lạnh, khô ráo.
    • Phòng trừ héo rũ vi khuẩn: Hiện nay chaư có thuốc đặc hiệu để trừ bệnh này nên cách tốt nhất là phòng bệnh thật tốt với các biện pháp sau:
      • Luân canh đất trồng 2,5 – 3năm với cây trồng khác họ cà.
      • Xử ký đất trước khi trồng: dùng calcium hypochlorite 3 – 4kg/1.000m2 vãi đều, phay sâu khi làm đất, xúc luống cà tưới đẫm, để 2 – 3ngày sau mới trồng.
      • Dùgn củ giống sạch bệnh.
      • Khi bệnh xuất hiện nên nhổ bỏ cây bệnh và rắc vôi vào gốc để tránh lây lan; tránh làm vương vãi đất bám trên rễ cây trong ruộng.
    • Phòng trừ tuyến trùng: Sử dụng các thuốc hóa học có nguồn gốc từ Oligo – Chitosan hoặc Cytokinin (Zeatin) như Stop, Tramy, Sinconsin, …
    • Phòng trừ bệnh ghẻ củ: không bón phân chuồng tươi; không bón vôi quá nhiều (nhất là với các ruộng trong vụ trước trống đã bón nhiều vôi), tưới đủ ẩm trong suốt giai đoạn hình thành củ (30 – 50 ngày sau trồng).

    Chú ý: Phun luân phiên thay đổi các laọi thuốc thuộc các nhóm hoạt chất khác nhau và không dùng bất cứ một loại thuốc nào quá 2 lần trong một tháng. Trong khoảng thời gian 50 ngày sau trồng thường dùng các loại thuốc nội hấp, lưu dẫn, sau đó dùng các loại có tác dụng xông hơi, tiếp xúc, nhanh phân giải và thuốc vi sinh.
    Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV có tên trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên cây rau, hoa, dâu tây tại Lâm Đồng.

  6. Thu hoạch và phân loại khoai:
    • Thu hoạch khi trời khô ráo, đất không quá khô hoặc quá ướt.
    • Thu củ khoai nguyên liệu trong khoảng đường kính 4,5 – 9,5cm.
    • Loại bỏ các củ dị dạng, bị sâu và tuyến trùng ăn, thối, ghẻ, sứt mẻ, không đúng quy cách.
    • Đóng khoai vào bao lưới loại 25 – 30kg và chuyển ngay vào nơi thoáng mát (không phới nắng lâu trên ruộng).
    • Khi vận chuyển, bốc xếp cần nhẹ nhàng, hạn chế làm khoai trầy, dập.

  7. Bảo quản tạm thời:
    • Nếu chưa kịp chuyển đi, cần bảo quản khoai tốt, tránh thối, xanh, hư hại do chuột bọ.
    • Cần chuẩn bị kho chứa đạt các yêu cầu sau:
      • Thông thoáng (tốt nhất có quạt hút gió nhẹ theo chiều dọc kho chứa);
      • Tối (để tránh lục hóa củ khoai);
      • Chống được chuột.
    • Khi xếp khoai cần tuân thủ các yêu cầu:
      • Không chất quá cao;
      • Không làm trầy dập;
      • Đảm bảo thông thoáng giữa các bao hoặc két gỗ chứa khoai.

Tác giả: Nguyễn Đình Phan Văn

Thông tin liên hệ
PHÂN BÓN NĂM SAO

- Địa chỉ : Cụm Công Nghiệp Long Định  - xã Long Định - Huyện Cần Đước - Tỉnh Long An

- Điện thoại: (0272) 3634 222 - 633 555 | Fax: (0272) 3633 459

- Số ĐKKD: 1101999301 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cấp ngày 09 tháng 12 năm 2021

- Người đại diện: Ông Trần Bá Mai Anh Vũ

banner bottom