Kiến thức sử dụng phân bón

PHÂN BÓN CHO CÂY KHOAI MÌ ( CÂY SẮN)

NPK 14-7-14+TE Năm Sao chuyên dùng cho khoai mì và bộ sản phẩm hữu cơ Năm Sao thích hợp với tất cả các giống khoai mì và phù hợp với tất cả các loại đất trồng, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết làm tăng cao năng suất và tinh bột khoai mì.

Cây khoai mì (sắn) là cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của nước ta. Trong những năm gần đây, cây khoai mì có vị trí cạnh tranh cao trên thị trường do sự đa dụng của nó - là cây lương thực, cây thức ăn gia súc, cây nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Việt Nam có tổng diện tích khoai mì thu hoạch năm 2018 là 515.300 ha, với năng suất sắn củ tươi bình quân 19,2 tấn/ ha, sản lượng khoai mì củ tươi 9,84 triệu tấn. Các giống khoai mì được trồng phổ biến KM419 (38%), KM94 (31,7%), KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26.


1. Đất trồng và kỹ thuật làm đất

Khoai mì có thể trồng trong một phạm vi biến động lớn của đất từ cát nhẹ đến sét nặng, pH từ 3,5 đến 7,8 - ngoại trừ đất úng nước hoặc đất có hàm lượng muối cao. Khoai mì đạt năng suất cao nhất ở đất có tưới, sa cấu đất trung bình, hàm lượng dinh dưỡng cao với pH khoảng 6,0-7,0. Ở Việt Nam, được trồng phổ biến trên đất xám, đất nâu vàng và đất đỏ, khoai mì cũng được trồng một phần trên đất cát xám ven biển miền Trung và đất phù sa nhiễm phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hầu hết đất trồng khoai mì của nước ta đều nghèo dinh dưỡng, bị xói mòn và rửa trôi, pH thấp 5,0- 6,0, thiếu đạm, kali và chất hữu cơ.

2. Kỹ thuật trồng

Cần làm đất kỹ, cày sâu 20-25 cm, bừa 2 lượt, nhặt sạch cỏ rác và tàn dư thực vật. Chọn hom giống khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh, đặc lõi, đường kính thân 1,8 – 2,2 cm. Cây khoai mì trước khi trồng được cắt thành những đoạn hom dài 15-18 cm với 5-6 mắt.

Đặt hom nằm ngang hoặc xiên, sau đó lấp đất 3-4 cm. Sau trồng 10-15 ngày, cần dặm những hom chết. Mật độ trồng thích hợp: 11.000-16.000 cây/ha (khoàng cách: 0,7m x 1 đến 1,1m).

3. Bón phân cho khoai mì

Khoai mì cần cả các dưỡng chất đa lượng và trung vi lượng. Khoai mì có yêu cầu khá cao về các chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với khoai mì là kali, kế đến là đạm, lân, canxi và magie. Việc bón phân cân đối, hiệu quả đi đôi với việc tăng cường bón phân hữu cơ và sử dụng cây họ đậu trong các hệ thống luân, xen canh với khoai mì là giải pháp cơ bản để tăng năng suất.

- Đạm là thành phần của protein, đạm có tác dụng thúc đẩy sự phát triển thân lá và tích lũy chất khô. Thiếu đạm, khoai mì kém phát triển, lá già chuyển vàng, năng suất thấp. Khoai mì có nhu cầu cao về đạm, nên cần bón lượng đạm khá cao. Với các giống cao sản lượng đạm phải sử dụng cao hơn so với các giống địa phương.

- Lân là thành phần cấu tạo các chất cao phân tử, tham gia vào quá trình tạo thành tinh bột, là yếu tố tăng năng suất. Lân kích hoạt sự phát triển của bộ rễ, các đỉnh sinh trưởng và tham gia trong quá trình tạo củ. Khoai mì có thể hút lân trong đất ở nồng độ rất thấp nên nhu cầu lân không cao bằng đạm và kali. Để tăng khả năng sử dụng lân có sẵn trong đất, cần tăng cường bón phân hữu cơ. Nếu thiếu lân cây còi cọc, ít củ, hàm lượng tinh bột thấp.

- Kali là nguyên tố đa lượng quan trọng nhất đối với khoai mì, có tác dụng vận chuyển các chất tổng hợp được từ thân lá về rễ củ. Thiếu kali cây lá già vàng từ mép lá sau lan rộng ra cả lá, chóp lá khô dần, củ ngắn, nhỏ, năng suất thấp.

Lưu huỳnh, magie, canxi và các vi lượng như kẽm, sắt, đồng, boron… đều rất cần thiết cho cây khoai mì. Khi thiếu các trung vi lượng này, cây còi cọc, khả năng vươn cao và phát đọt kém, ít củ, củ nhỏ, năng suất thấp đồng thời cây dễ bị sâu bệnh.

« Để khoai mì có năng suất cao, tinh bột nhiều cần bón phân cân đối theo quy trình sau:

Bón lót 300 - 400 kg NasaMix/ha giúp đất tơi xốp, kích hoạt khoai mì phát triển mạnh bộ rễ, cây nảy mầm khỏe, vươn cao nhanh. 

Bón thúc lần 1 sau khi cây nảy mầm (khoảng 15 ngày sau trồng) kết hợp với xới đất, với lượng 200-300kg NPK 14-7-14+TE Năm Sao chuyên dùng cho khoai mì nhằm thúc cây vươn cao nhanh, phân cành mạnh, sớm có củ.

Bón thúc lần 2 khi cây bắt đầu đâm tia củ (khoảng 45 ngày sau trồng) với lượng 200-300kg NPK 14-7-14+TE Năm Sao chuyên dùng cho khoai mì sẽ giúp tia củ đâm mạnh, khoai mì nhiều củ, củ to, nhiều tinh bột, đồng thời giảm sâu bệnh và có hom giống tốt.

4. Chăm sóc và làm cỏ

Làm cỏ kịp thời ba lần vào lúc 20, 40 và 70 ngày sau khi trồng kết hợp bón phân. Thường khoai mì mọc đều trong khoảng 2-3 tuần tuỳ thuộc chất lượng hom giống, đất đai và thời tiết. Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây khoai mì rất lớn nên việc làm cỏ xáo xới là rất quan trọng để bảo đảm sắn đạt năng suất cao.

Làm cỏ, vô phân lần đầu nên thực hiện ngay sau khi cây mọc đều để khoai mì sinh trưởng khoẻ và giao tán sớm.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Một số bệnh hại trên khoai mì: bệnh cháy lá do vi khuẩn, bệnh đốm lá, bệnh chổi rồng. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là sử dụng cây giống sạch bệnh, bón phân cân đối, đầy đủ.

Một số sâu hại trên khoai mì: mối, rệp sáp; trong đó mối là loại sâu hại chủ yếu và quan trọng. Mối gây hại chủ yếu ở giai đoạn mới trồng và quá trình bảo quản. Để phòng trừ mối gây hại, sử dụng Diazan 10H từ 3 - 5kg /ha rải vào đất khi cày bừa hoặc theo hốc lúc trồng.

6. Thu hoạch

Thời gian thu hoạch khoai mì thích hợp trong khoảng 8-11 tháng sau trồng (tùy giống), khi hàm lượng tinh bột đạt khoảng 27- 30%  hoặc khi cây đã rụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 6- 8 lá) và lá đã chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt.  

Liên hệ mua hàng: PKD 02723 633 555 - Thông tin sản phẩm: www. phanbonnamsao.vn

 



Thông tin liên hệ
PHÂN BÓN NĂM SAO

- Địa chỉ : Cụm Công Nghiệp Long Định  - xã Long Định - Huyện Cần Đước - Tỉnh Long An

- Điện thoại: (0272) 3634 222 - 633 555 | Fax: (0272) 3633 459

- Số ĐKKD: 1101999301 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cấp ngày 09 tháng 12 năm 2021

- Người đại diện: Ông Trần Bá Mai Anh Vũ

banner bottom